Đội Tuyển Việt Nam 2018

Đội Tuyển Việt Nam 2018

May Everything là Công ty thiết kế và sản xuất đồng phục hàng đầu và luôn dẫn đầu trong lĩnh vực may mặc đồng phục tại TPHCM.

May Everything là Công ty thiết kế và sản xuất đồng phục hàng đầu và luôn dẫn đầu trong lĩnh vực may mặc đồng phục tại TPHCM.

Thời kỳ đổi mới và tái phát triển bóng đá Việt Nam (1991–2011)

Đội tuyển Việt Nam tham gia trở lại các giải đấu quốc tế kể từ SEA Games 1991 tại Manila, Philippines.[19] Việt Nam tham dự vòng loại FIFA World Cup lần đầu tiên với tư cách là một quốc gia thống nhất vào chiến dịch World Cup 1994. Đội tuyển quốc gia vào thời điểm đó đã không thành công trong các chiến dịch World Cup khi đều thất bại ở cả hai giải đấu năm 1994 và 1998 với chỉ một chiến thắng.

Từ năm 1996, Việt Nam là thành viên chính thức của AFF. Đội tham gia kỳ Tiger Cup đầu tiên và kết thúc ở vị trí thứ ba, sau đó đăng cai Tiger Cup lần thứ hai vào năm 1998, giải đấu mà họ thua 0-1 trước Singapore trong trận chung kết. Từ năm 2000 đến 2007, Việt Nam đều thất bại trong việc giành ngôi vô địch Đông Nam Á khi để thua ở bán kết hoặc bị loại ở vòng bảng. Cũng vào năm 1996, Việt Nam được báo chí quốc tế chú ý khi đã mời gã khổng lồ Juventus FC của Ý - đội mới giành được chức vô địch UEFA Champions League 1995–96 - sang thi đấu trong một trận giao hữu tại Hà Nội.[20]

Năm 1999, Việt Nam là chủ nhà của Dunhill Cup, một giải đấu giao hữu không chính thức. Vì chỉ là một giải đấu giao hữu không nằm trong lịch FIFA, một số đội tuyển quốc gia đã quyết định cử đội dự bị tham dự. Trong giải đấu này, Việt Nam đã có chiến thắng gây sốc 1-0 trước Nga và thủ hòa Iran 2-2, bên cạnh chiến thắng 1-0 trước Singapore; để đi tiếp với ngôi nhất bảng. Đội tuyển sau đó bị loại ở bán kết sau thất bại 1–4 trước Trung Quốc.

Tại Vòng loại AFC Asian Cup 2004, đội đã tạo ra cú sốc với chiến thắng 1-0 trước đội giành hạng tư FIFA World Cup 2002 Hàn Quốc tại Muscat, trở thành một trong những chiến công vĩ đại nhất của bóng đá Việt Nam kể từ khi thống nhất.[21]

Việt Nam đăng cai AFC Asian Cup 2007 cùng với Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Được đánh giá là đội yếu thứ hai tại giải chỉ sau đồng chủ nhà Malaysia, nhưng ở vòng bảng, Việt Nam đã đánh bại Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất 2-0, hòa 1-1 với một đội bóng vùng Vịnh khác là Qatar, trước khi để thua các nhà Đương kim vô địch Nhật Bản 1-4. Với 4 điểm giành được, Việt Nam trở thành đội đồng chủ nhà và là đội Đông Nam Á duy nhất lọt vào tứ kết, nơi đội để thua nhà vô địch năm đó là Iraq với tỷ số 0-2.

Việt Nam đã giành chức vô địch AFF Cup đầu tiên vào năm 2008, danh hiệu quốc tế đầu tiên của đội kể từ khi tái hội nhập bóng đá toàn cầu,[22] dưới sự dẫn dắt của Henrique Calisto. Cuối năm 2011, Việt Nam tăng 35 bậc, xếp thứ 99, trở lại top 100 FIFA sau bảy năm và dẫn đầu Đông Nam Á lần đầu tiên trên bảng xếp hạng FIFA.[23]

Giai đoạn từ năm 2009 đến 2014 chứng kiến sự đi xuống về thành tích của bóng đá Việt Nam. Đội đã tham dự các chiến dịch vòng loại World Cup 2010, 2014, cùng với vòng loại Asian Cup các năm 2011 và 2015, nhưng đều bị loại sớm. Đội thua chung cuộc 0–6 trước UAE ở vòng loại đầu tiên của World Cup 2010. Tại vòng loại World Cup 2014, Việt Nam chỉ có thể đánh bại Macau ở vòng đầu tiên, trước khi dừng bước trước Qatar ở vòng thứ hai. Ở vòng loại Asian Cup 2011, đội chơi không tồi khi xếp trên đội cuối bảng Liban, dù xếp sau Syria và Trung Quốc. Còn ở vòng loại Asian Cup 2015, Việt Nam thua 5 trong tổng cộng 6 trận và xếp cuối trong bảng đấu gồm UAE, Uzbekistan và Hồng Kông.

Cùng với thành tích kém cỏi ở vòng loại châu lục và thế giới, Việt Nam đã sa sút ở giải đấu khu vực. Đội đã thua Malaysia, đội sau đó trở thành nhà vô địch, trong trận bán kết AFF Cup 2010. Việt Nam thậm chí còn bị loại ở vòng bảng tại kỳ AFF Cup tiếp theo vào năm 2012 khi chỉ có được trận hòa trước Myanmar, còn lại thua Thái Lan và Philippines. Đây là thành tích kém nhất của đội ở một kỳ AFF Cup.

Đội tuyển Việt Nam bắt đầu chứng kiến những thay đổi đáng kể dưới thời huấn luyện viên người Nhật Bản Toshiya Miura, người dẫn dắt đội tuyển từ năm 2014 đến năm 2016. Đội thi đấu khá tốt ở AFF Cup 2014 khi vượt qua vòng bảng với ngôi đầu, nhưng đã không thể tiến vào trận chung kết khi thua Malaysia sau hai lượt trận bán kết với tổng tỷ số 4–5, trong đó có trận thua sốc 2–4 ngay tại sân nhà ở lượt về,[24] mặc dù trước đó đã thắng 2–1 trên sân khách ở lượt đi.[25]

Tại vòng loại World Cup 2018, Việt Nam chung bảng với Thái Lan, Indonesia, Đài Bắc Trung Hoa và Iraq (Indonesia sau đó đã bị FIFA cấm tham dự). Đội tuyển dưới sự dẫn dắt của HLV Miura đã có trận hòa đáng tiếc 1-1 trước Iraq trên sân nhà trong thế dẫn trước đến phút bù giờ cuối cùng.[26] Nhưng các trận thua đáng thất vọng trước đối thủ kình địch Thái Lan, bao gồm trận thua 0–1 trên sân khách[27] và 0–3 trên sân nhà[28] đã khiến đội bóng bị chỉ trích nặng nề. Bất chấp những đóng góp trong nỗ lực tái thiết đội tuyển, Miura đã bị VFF sa thải sau khi đội U-23 Việt Nam bị loại ngay từ vòng bảng U-23 châu Á 2016 với ba trận toàn thua. Niềm hy vọng tái thiết lúc này được đặt vào huấn luyện viên nội Nguyễn Hữu Thắng.

Dưới sự dẫn dắt của Nguyễn Hữu Thắng, đội tuyển Việt Nam một lần nữa lọt vào đến bán kết AFF Cup 2016 sau thành tích toàn thắng ở vòng bảng, nhưng đã phải chịu thất bại trước Indonesia với tổng tỷ số 3–4 sau hai lượt trận.[29][30] Tháng 8 năm 2017, việc đội U-22 bị loại ngay sau vòng bảng SEA Games 2017 dù được giới truyền thông và người hâm mộ kỳ vọng rất nhiều đã khiến HLV Nguyễn Hữu Thắng phải từ chức.

Thất bại của lứa U-22 ở SEA Games năm đó, dù chỉ là ở cấp độ trẻ, đã khiến cả nền bóng đá Việt Nam trở nên rối ren khi hầu hết người hâm mộ mất hết niềm tin để cổ vũ cho các cấp đội tuyển.[31] Do nhiều cầu thủ U-22 khi ấy cũng là trụ cột của ĐTQG, thất bại ở SEA Games đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần toàn đội. Giữa lúc đó, huấn luyện viên tạm quyền Mai Đức Chung được bổ nhiệm dẫn dắt đội tuyển Việt Nam trong hai trận đấu quan trọng ở Vòng loại thứ ba của Asian Cup 2019 với đội láng giềng Campuchia, và đã phân nào vực dậy tinh thần của cả đội khi vượt qua đối thủ này qua hai lượt trận (thắng 2–1 trên sân khách và 5–0 trên sân nhà).[32]

Hệ Thống Showroom/Cửa Hàng Thể Thao Đông Dương

1.Tại sao các bạn nên mua sản phẩm tại Hệ Thống Thể Thao Đông Dương?

2.Tôi không ở Hà Nội và TP.HCM, vậy làm thế nào có thể mua được sản phẩm của cửa hàng?

3. Mua hàng các sản phẩm online của Đông Dương có an toàn không?

Tag: #bangbaogia, #aobongda, #aodabongnam, #aothethao, #dongduongsport, #thethaodongduong, #aobongda123com, #ÁoĐáBóngsaoviet, #saovietSport, #xuongaosaoviet, #aothethaosaoviet, #aosaovietsport, #ÁoBóngĐá, #ÁoĐáBóng, #BóngĐá, #ThờiTrangThểThao, #thethaodongduong, #sport, #shoptheothao, #cửahàngbóngđá, #bảngbáogiá

Dự kiến vào lúc 13 giờ ngày 4.9, chuyên cơ chở nhiều thành viên của đội tuyển Nga sẽ hạ cánh xuống sân bay quốc tế Nội Bài, TP.Hà Nội. Sau khi hạ cánh, lực lượng hùng hậu của đội bóng này sẽ di chuyển về khách sạn ổn định chỗ ở và ra sân tập chính thức vào lúc 19 giờ ngày 4.9, nhằm chuẩn bị tham dự giải giao hữu quốc tế LPBank Cup 2024 do Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) tổ chức từ ngày 5.9 đến 10.9 tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình. Trước buổi tập, vào lúc 18 giờ, đại diện của đội tuyển Nga sẽ tham gia họp báo trước trận đấu với đội tuyển Việt Nam (diễn ra lúc 20 giờ ngày 5.9).

Sau trận ra quân gặp đội tuyển Việt Nam, đội tuyển Nga sẽ chạm trán đội tuyển Thái Lan vào 20 giờ ngày 7.9, cũng tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình.

Đội tuyển Nga đến Việt Nam bằng chuyên cơ

Trận đấu cuối cùng của giải LPBank Cup 2024 là cuộc đối đầu giữa đội tuyển Việt Nam với đội tuyển Thái Lan, diễn ra lúc 20 giờ ngày 10.9.

Để chuẩn bị cho giải đấu này, đội tuyển Thái Lan sẽ có mặt tại Hà Nội vào ngày 5.9 (do ngày 7.9 mới đá trận đầu tiên).

Vé xem các trận đấu của LPBank Cup 2024 đã được mở bán

Đến nay, đội tuyển Nga vẫn chưa công bố danh sách rút gọn sang Việt Nam thi đấu giải LPBank Cup 2024. Nhưng trong danh sách sơ bộ 38 tuyển thủ, HLV trưởng Valeri Karpin đã gọi nhiều gương mặt sáng giá của đội tuyển Nga đang thi đấu ở nước ngoài như: thủ môn Matvey Safonov (PSG), tiền đạo Herman Onugha (Vejle), tiền vệ Daler Kuzyaev (Le Harve). Đáng chú ý là tiền vệ Maksim Glushenkov - cầu thủ đang dẫn đầu danh sách ghi bàn tại giải ngoại hạng Nga tính đến thời điểm này.

Tương quan sức mạnh 3 đội tuyển Việt Nam - Nga - Thái Lan: Đại diện châu Âu vượt trội?

Liên quan đến giải đấu này, hãng tin RIA Novosti dẫn lời HLV Leonid Slutsky - cựu HLV đội tuyển Nga cho biết: "Đội tuyển Thái Lan là một tập thể rất chất lượng. Tôi đã xem họ thi đấu với đội tuyển Trung Quốc (vòng loại World Cup 2026) và tôi nghĩ họ rất đáng gờm. Đội tuyển Việt Nam cũng vậy. Liệu chúng ta có mạnh hơn những đối thủ này không? Tôi không biết, chúng ta cứ phải đợi xem".

Vé xem trận đấu đã được ban tổ chức bán trực tiếp tại trụ sở VFF từ chiều ngày 30.8 với các mệnh giá: 200.000 đồng, 300.000 đồng, 400.000 đồng, 500.000 đồng/vé. Trận đấu giữa đội tuyển Nga và đội tuyển Thái Lan đồng giá 300.000 đồng/vé (chỉ bán khán đài A tầng 2).

Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam là đội tuyển bóng đá quốc gia đại diện cho Việt Nam thi đấu tại các giải đấu bóng đá quốc tế do Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) quản lý.

Bóng đá theo chân người Pháp du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ 19. Tuy nhiên, do nhiều xung đột xảy ra trong nước suốt thế kỷ 20, sự phát triển của bóng đá Việt Nam đã bị cản trở đáng kể.[7][8] Trong khi Việt Nam bị chia thành hai vùng tập kết quân sự ở miền Bắc và miền Nam vào năm 1954, hai đội tuyển quốc gia đã tồn tại và đều được quản lý và điều hành bởi các cơ quan quản lý riêng biệt với Hội Bóng đá Việt Nam ở miền Bắc và Hội Túc cầu giáo ở miền Nam. Sau khi hai miền thống nhất vào năm 1976, Liên đoàn bóng đá Việt Nam được thành lập dựa trên tiền thân của Hội bóng đá Việt Nam.[9][10]

Kể từ những năm 1990, Việt Nam đã hội nhập trở lại với nền bóng đá thế giới, và môn thể thao này sớm trở thành một phần không thể thiếu của xã hội Việt Nam. Điều này đã làm cho đội tuyển quốc gia trở thành một phần của chủ nghĩa dân tộc tại Việt Nam và nhận được sự ủng hộ trên toàn quốc. Cổ động viên Việt Nam được coi là một trong những cổ động viên cuồng nhiệt, với những màn ăn mừng rầm rộ trước những thành tích của đội, kể cả đội trẻ như U-23, U-22[11][12] hay U-19.[13]

Sau khi hai miền nam bắc Việt Nam tái thống nhất về mặt nhà nước thành nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam sau cuộc Tổng tuyển cử năm 1976, thực hiện nguyên tắc kế thừa chính phủ, AFC và FIFA công nhận đội tuyển quốc gia Việt Nam từ năm 1976 thực hiện kế thừa các quyền, nghĩa vụ và thành tích của Đội tuyển Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Đội tuyển Việt Nam Cộng hoà truớc đây. Trận cầu giữa Tổng cục Đường sắt và Cảng Sài Gòn ngày 7 tháng 11 năm 1976 được coi là mốc đánh dấu sự thống nhất chính thức giữa bóng đá miền Nam và miền Bắc.[14]

Mặc dù thể thao Việt Nam chính thức tái tham gia các hoạt động thể thao quốc tế từ Olympic năm 1980 tại Liên Xô, Á vận hội năm 1982 tại Ấn Độ[15] và SEA Games 1989[16] nhưng đội tuyển bóng đá Việt Nam chỉ chính thức tái hòa nhập bóng đá quốc tế từ kỳ SEA Games năm 1991.[17]

Năm 1989, khi Việt Nam bắt đầu công cuộc cải cách Đổi Mới mang tính cách mạng, một liên đoàn bóng đá mới được thành lập. Sau ba tháng chuẩn bị, tháng 8 năm 1989, Đại hội lần thứ nhất của liên đoàn bóng đá mới đã diễn ra tại Hà Nội, tuyên bố thành lập Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF). Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Ngọc Chữ được bầu làm chủ tịch VFF.[18]