Bạn tiết kiệm được: 42,000 ₫ tương đương 59%
Bạn tiết kiệm được: 42,000 ₫ tương đương 59%
Kể từ ngày 01/02/2022, Nghị định 15/2022/NĐ-CP (NĐ) quy định về chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội có hiệu lực thi hành. Theo đó, thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% sẽ được giảm còn 8% (ngoại trừ các nhóm hàng hóa dịch vụ viễn thông, hoạt động tài chính hoặc thuộc nhóm chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, công nghệ thông tin theo Phụ lục I, II và III ban hành kèm theo NĐ).
Thuế GTGT năm 2022 đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ hiện nay đã điều chỉnh giảm thuế suất thuế GTGT từ 10% còn 8%. Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 3 của NĐ:
Điều 3. Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện
1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 02 năm 2022.
Điều 1 Nghị định này được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022.
2. Hóa đơn hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT 8% từ năm 2022 sẽ được xuất như thế nào trong năm 2023?
Theo khoản 4 Điều 1 NĐ có quy định cơ sở kinh doanh phải lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT.
Do đó, đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT 8% từ năm 2022 phải được lập hóa đơn riêng. Tuy nhiên, doanh thu theo hợp đồng dịch vụ có thể lập chung hóa đơn nhưng tách biệt thuế suất cho doanh thu từ ngày lập hóa đơn đến hết ngày 31/12/2022 (áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 8%) và doanh thu từ ngày 01/01/2023 (áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 10%).
Ví dụ: Công ty A ký hợp đồng dịch vụ (chịu thuế GTGT 10%) từ ngày 01/06/2022 đến hết ngày 31/05/2023. Nếu dịch vụ nêu trên không thuộc dịch vụ được quy định tại định tại Phụ lục I, II và III ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP thì sẽ được giảm thuế GTGT đến hết ngày 31/12/2022. Khi đó, công ty A lập hóa đơn dịch vụ từ ngày 01/06/2022 đến hết ngày 31/05/2023 như sau:
Ngoài ra, công ty A cũng có thể lập hóa đơn riêng cho doanh thu dịch vụ theo các mức thuế suất nêu trên.
Đang dùng: 43 Tiếng Việt: 130,188 Bản dịch: 18,778 Giải đáp: 36,934 Bài viết: 208
Ngày 31/5/2023, Tổng cục Thuế ban hành Quyết định số 679/QĐ-TCT quy định về quy trình hoàn thuế gồm các nội dung sau:
1. Quy trình hoàn thuế GTGT, TNCN, TTĐB
Quy trình hoàn thuế được ban hành kèm theo Quyết định 679/QĐ-TCT bao gồm các nội dung sau:
*Tiếp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế
Tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế theo quy định tại Điều 32, Điều 43 Thông tư 80/2021/TT-BTC và Nghị định 126/2020/NĐ-CP đối với các trường hợp sau:
- Hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế:
+ Hồ sơ đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Điều 28 Thông tư 80/2021/TT-BTC (trừ điểm g khoản 2 Điều 28 Thông tư 80/2021/TT- BTC).
+ Hồ sơ đề nghị hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng sinh học theo quy định tại Điều 29 Thông tư 80/2021/TT-BTC.
+ Hồ sơ đề nghị hoàn thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và Điều ước quốc tế khác quy định tại Điều 30 Thông tư 80/2021/TT-BTC.
- Thanh toán, hoàn trả tiền thuế đã ứng trước, tiền phí dịch vụ hoàn thuế giá trị gia tăng cho ngân hàng thương mại:
Hồ sơ đề nghị hoàn theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 28 Thông tư 80/202l/TT-BTC.
- Hoàn thuế đối với các trường hợp chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động:
+ Hồ sơ đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết quy định tại Điều 31 Thông tư 80/2021/TT-BTC.
+ Hồ sơ hoàn nộp thừa quy định tại khoản 3 Điều 42 Thông tư 80/2021/TT-BTC.
- Hoàn thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế:
+ Hồ sơ hoàn thuế đối với trường hợp cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 42 Thông tư 80/2021/TT-BTC.
+ Hồ sơ hoàn nộp thừa các loại thuế và các khoản thu khác quy định tại khoản 2 Điều 42 Thông tư 80/2021/TT-BTC.
+ Hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương tiền công của tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập từ tiền lương tiền công thực hiện quyết toán thuế cho các cá nhân có ủy quyền quy định tại điểm a khoản 1 Điều 42 Thông tư 80/2021/TT-BTC.
Phân loại hồ sơ hoàn thuế theo quy định tại Điều 33, Điều 44 Thông tư 80/2021/TT-BTC, cụ thể:
- Phân loại hồ sơ hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
- Phân loại hồ sơ thanh toán, hoàn trả tiền thuế đã ứng trước, tiền phí dịch vụ hoàn thuế giá trị gia tăng cho ngân hàng thương mại.
- Phân loại hồ sơ hoàn thuế đối với các trường hợp chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động.
- Phân loại hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế.
- Phân loại hồ sơ hoàn nộp thừa khác.
Giải quyết hồ sơ hoàn thuế theo quy định tại Điều 34, Điều 45 Thông tư 80/2021/TT-BTC:
- Giải quyết hồ sơ hoàn thuế thuộc diện hoàn thuế trước.
- Giải quyết hồ sơ hoàn thuế thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế.
Thẩm định đối với hồ sơ thuộc diện phải thẩm định theo quy định tại Quy chế cấp ý kiến pháp lý dự thảo đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và thẩm định dự thảo văn bản hành chính do cơ quan thuế các cấp ban hành kèm theo Quyết định 1033/QĐ-TCT và các văn bản thay thế, sửa đổi, bổ sung (nếu có).
- Ban hành Quyết định hoàn thuế hoặc Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước, Thông báo về việc không được hoàn thuế (theo quy định tại Điều 36, Điều 46 Thông tư 80/2021/TT-BTC).
- Ban hành Quyết định thanh toán cho ngân hàng là đại lý hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Điều 36 Thông tư 80/2021/TT-BTC, Điều 21 Thông tư 72/2014/TT-BTC.
Hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước hoặc Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ khoản thu ngân sách nhà nước theo quy định về thực hiện chế độ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước.
Thu hồi hoàn thuế theo quy định tại Điều 40, Điều 50 Thông tư 80/2021/TT-BTC.
2. Xác định số thuế đủ điều kiện hoàn thuế
Theo quy định tại Điều 15 Quyết định 679/QĐ-TCT về xác định số thuế đủ điều kiện hoàn thuế, gồm các bước:
*Hồ sơ hoàn thuế thuộc diện hoàn thuế trước
Bước 1. Đối chiếu hồ sơ hoàn thuế
Căn cứ hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế (NNT) và thông tin về NNT do Cơ quan thuế (CQT) quản lý tại cơ sở dữ liệu để xác định đối tượng và trường hợp được hoàn thuế.
Kết quả đối chiếu được cập nhật đầy đủ vào Phiếu đề xuất hoàn thuế.
Bước 2. Thông báo yêu cầu NNT giải trình, bổ sung thông tin tài liệu.
Bước 3. Chấp nhận thông tin tài liệu giải trình, bổ sung của NNT hoặc chuyên phân loại hồ sơ hoàn thuế sang điện kiêm tra trước hoàn thuế
Bước 4. Xác định số tiền đủ điều kiện hoàn thuế
Bộ phận giải quyết hồ sơ hoàn thuế căn cứ kết quả thực hiện các công việc nêu trên để xác định số thuế đề nghị hoàn đủ điều kiện hoàn thuế, số thuế đề nghị hoàn không đủ điều kiện hoàn thuế được chuyển khấu trừ tiếp, số thuế đề nghị hoàn không đủ điều kiện hoàn thuế và không đủ điều kiện khấu trừ thuế, nêu rõ lý do, căn cứ văn bản quy phạm pháp luật áp dụng tại các thông báo, văn bản gửi NNT.
*Hồ sơ hoàn thuế thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế
Bước 1: Thực hiện kiểm tra tại trụ sở NNT
Bước 2: Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ
Bước 3: Xác định số tiền đủ điều kiện hoàn thuế
Bài viết trên đây là những thông tin mà Đại lý Thuế Trương Gia chia sẻ để giúp bạn nắm được quy trình hoàn thuế theo hướng dẫn của Tổng Cục Thuế quy định tại Quyết định số 679/QĐ-TCT năm 2023. Nếu còn bất kỳ vướng mắc hay vấn đề nào còn chưa rõ cần được giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé!
“CẦU NỐI TUYỆT VỜI GIỮA CỘNG ĐỒNG DOANH NGHIỆP VÀ CƠ QUAN THUẾ”