Vợ chồng chị Loan kết hôn hai năm không có con, điều trị hiếm muộn tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM (IVF Tâm Anh TP HCM). Bác sĩ Lê Xuân Nguyên cho biết chỉ số dự trữ buồng trứng (AMH) của chị cực thấp, chỉ còn 0.5 ng/ml (chỉ số AMH trung bình ở phụ nữ dưới 38 tuổi là 2-6 ng/ml), siêu âm đầu chu kỳ kinh nguyệt ghi nhận mỗi bên buồng trứng chỉ vài noãn.
Vợ chồng chị Loan kết hôn hai năm không có con, điều trị hiếm muộn tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM (IVF Tâm Anh TP HCM). Bác sĩ Lê Xuân Nguyên cho biết chỉ số dự trữ buồng trứng (AMH) của chị cực thấp, chỉ còn 0.5 ng/ml (chỉ số AMH trung bình ở phụ nữ dưới 38 tuổi là 2-6 ng/ml), siêu âm đầu chu kỳ kinh nguyệt ghi nhận mỗi bên buồng trứng chỉ vài noãn.
– Chỉ số tầm soát ung thư CA 125 bất thường khi cao hơn 46 U/ml. Chỉ số CA 125 này sẽ tăng cao trong trường hợp ung thư buồng trứng. Đặc biệt trong trường hợp chỉ số CA 125 tăng trên 65 UI/ml thì tiên lượng tới 90% là u ác tính.
– Nồng độ CEA bình thường là dưới 5 ng/ml. Khi chỉ số CEA trên 5 ng/ml, tỷ lệ mắc phải ung thư tùy theo các phủ tạng khác nhau sẽ thường dao động từ 50-70%.
– Giá trị bình thường của nồng độ HE4 ở người khỏe mạnh là ≤ 70 pmol/L. Nếu chỉ số HE4 cao hơn mức trên, đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc ung thư buồng trứng.
Xét nghiệm máu sàng lọc ung thư buồng trứng là phương pháp phổ biến hiện nay. Thực hiện xét nghiệm dấu ấn ung thư đem lại các lợi ích như:
– Sàng lọc ung thư cho các bệnh nhân có nguy cơ cao.
– Giúp chẩn đoán và phát hiện sớm các khối u trong cơ thể.
– Phân biệt với các bệnh thông thường nhưng có triệu chứng tương tự, giúp chẩn đoán bệnh chính xác hơn.
– Giúp xác định giai đoạn ung thư và quyết định tiên lượng bệnh.
– Theo dõi hiệu quả điều trị và sau điều trị ở bệnh nhân mắc phải ung thư buồng trứng.
Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng phương pháp xét nghiệm máu sàng lọc ung thư buồng trứng vẫn còn nhiều mặt hạn chế
Các chỉ số trên có ý nghĩa rất lớn trong việc chẩn đoán theo dõi điều trị bệnh nhưng vẫn còn một số điểm hạn chế như:
– Trong nhiều trường hợp xét nghiệm, các chỉ số trên có thể tăng ngay cả khi bệnh nhân không mắc bệnh ung thư. Điều này xảy ra do ảnh hưởng của các bệnh khác trong cơ thể dẫn kết quả xét nghiệm bị sai lệch.
– Không phải tất cả các trường hợp bệnh nhân mắc bệnh ung thư khi làm xét nghiệm đều có chỉ số tăng.
– Đặc biệt, trong một số trường hợp, kết quả xét nghiệm có thế có tình trạng âm tính giả hoặc dương tính giả do ảnh hưởng bởi những yếu tố khách quan.
Với cùng một lần xét nghiệm máu, chị em có thể kết hợp sàng lọc nhiều dấu ấn ung thư khác như: CA 125, HE4, CEA… Đây cũng là lý do mà phương pháp tầm soát ung thư buồng trứng này được áp dụng khá phổ biến.
– Chỉ số CA 125 hiện nay là chỉ số phổ biến nhất để tầm soát ung thư buồng trứng thông qua xét nghiệm máu. CA 125 là một protein được gọi là chất chỉ điểm ung thư – có độ nhạy cao với các tế bào u buồng trứng. Nếu trong cơ thể đang tồn tại tế bào ung thư buồng trứng thì nồng độ CA 125 sẽ cao hơn mức bình thường.
– Chỉ số HE4 là một chất chỉ điểm mới có độ nhạy cao nhất đối với việc phát hiện ung thư buồng trứng, đặc biệt trong giai đoạn I, là giai đoạn sớm khi chưa có bất kỳ triệu chứng nào. Đặc biệt HE4 có thể xác định các trường hợp nghi ngờ ung thư buồng trứng thể nội mạc, thể thanh dịch và thể tế bào.
– CEA tăng trong một số loại ung thư nhất định, trong đó có ung thư buồng trứng. Tuy nhiên, CEA là chất chỉ điểm hạng 2 nên các bác sĩ sẽ chỉ tham khảo chứ không đưa ra chẩn đoán luôn khi chỉ số CEA tăng cao.
Đối với người khỏe mạnh, các chất chỉ điểm này vẫn được sản xuất bởi các cơ quan trong cơ thể nhưng với nồng độ rất thấp. Chỉ trong trường hợp bị ung thư, các dấu ấn chỉ điểm trên mới được tế bào sản xuất với số lượng tăng gấp nhiều lần so với thông thường. Chính vì vậy khi những chỉ số này tăng cao, sẽ dự báo dấu hiệu cho căn bệnh ung thư buồng trứng.
Kết quả xét nghiệm HE4, CA125 trong máu sẽ giúp đưa ra kết luận về tình trạng ung thư buồng trứng của bệnh nhân. Cụ thể là giá trị chẩn đoán của HE4 ở giai đoạn sớm là 62-83%, giai đoạn muộn là 75-93%. Giá trị chẩn đoán của CA 125 ở giai đoạn sớm là 50% còn giai đoạn muộn là 92%.
Như vậy, xét nghiệm dấu ấn ung thư chỉ giúp bác sĩ chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh ung thư chứ không thể khẳng định chính xác bệnh nhân có mắc phải ung thư buồng trứng hay không. Xét nghiệm máu sàng lọc ung thư buồng trứng thường được chỉ định thực hiện khi nghi ngờ mắc ung thư, hoặc bệnh nhân ung thư đang được điều trị để đánh giá hiệu quả của điều trị.
Để biết chính xác bản thân có mắc bệnh ung thư, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ khuyến cáo tiến hành các phương pháp tầm soát khác để đưa ra kết luận chẩn đoán cuối cùng. Tùy theo tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ tư vấn có nên làm thêm các xét nghiệm bổ sung như khám phụ khoa, CT bằng hình ảnh, chụp cộng hưởng từ MRI,…
Chụp MRI là một trong những kỹ thuật bổ sung để tầm soát ung thư buồng trứng
Chính vì vậy, để đảm bảo quá trình tầm soát ung thư buồng trứng được thuận lợi và có kết quả thăm khám được chính xác nhất, chỉ em nên lựa chọn những cơ sở khám bệnh uy tín, chất lượng, có nhiều năm hoạt động trong ngành.
Hiện nay, Hệ thống y tế Thu Cúc đã trang bị đầy đủ trang thiết bị y tế hiện đại phục vụ việc chẩn đoán và điều trị ung thư nói chung và ung thư buồng trứng nói riêng. Tại đây có đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi trực tiếp thăm khám và điều trị ung thư. Không những vậy, hệ thống máy móc khám bệnh của Thu Cúc luôn được cập nhật những công nghệ y khoa tiên tiến nhất hiện nay. Chị em khi đến đây thăm khám hoàn toàn có thể an tâm, bởi vì Thu Cúc TCI có đa dạng các gói khám ung thư buồng trứng được xây dựng khoa học, trọn gói, phù hợp với mọi nhu cầu của khách hàng.