Quan Hệ Lao Động Gồm Những Quan Hệ Nào

Quan Hệ Lao Động Gồm Những Quan Hệ Nào

Quan hệ lao động sẽ bị tác động bởi các tiêu chuẩn lao động nào? Bài vết dưới đây của Luật Vitam sẽ giúp các bạn nghiên cứu rõ hơn về những tiêu chuẩn đang tác động đến quan hệ lao động.

Quan hệ lao động sẽ bị tác động bởi các tiêu chuẩn lao động nào? Bài vết dưới đây của Luật Vitam sẽ giúp các bạn nghiên cứu rõ hơn về những tiêu chuẩn đang tác động đến quan hệ lao động.

Quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Bộ luật Lao động đã quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Theo đó, giờ làm việc trong ngày được quy định tại Điều 105 Bộ luật lao động 2019 không quá 8 giờ, và giờ làm việc trong tuần không quá 48 giờ.

Ngoài ra pháp luật lao động cũng đã quy định tiêu chuẩn về làm thêm giờ tại Điều 107 Bộ luật Lao động 2019. Người lao động làm thêm giờ không quá 4 giờ trong ngày; 40 giờ trong một tháng và 300 giờ trong một năm. Trường hợp đặc biệt người sử dụng lao động cũng có quyền thỏa thuận với người lao động về huy động làm thêm giờ không quá 300 giờ trên một năm.

Quy định về an toàn và vệ sinh lao động

Bộ luật Lao động năm 2019 và Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 đã quy định vai trò trách nhiệm của các cơ quan, doanh nghiệp, người lao động trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, tổ chức quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động trong cơ sở sản xuất, kinh doanh, chính sách, chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; đại diện tập thể người lao động có quyền thương lượng thỏa thuận với người sử dụng lao động về những vấn đề liên quan đến an toàn và vệ sinh lao

Tuy nhiên, việc môi trường làm việc bị ô nhiễm như nóng, bụi, tiếng ồn, độ rung vẫn còn vượt tiêu chuẩn. Trung bình hàng năm, các đơn vị đã đo, kiểm tra môi trường lao động được gần 550.000 mẫu. Số mẫu đo, kiểm tra môi trường lao động vượt tiêu chuẩn cho phép chiếm trên 10%, chưa có xu hướng giảm, tập trung vào yếu tố phóng xạ, từ trường, bụi, ồn, ánh sáng, rung, hơi khí độc. Nhiều chức danh nghề nặng nhọc độc hại và đặc biệt nặng nhọc độc hại phát sinh trong thực tế chưa được cập nhập và ban hành để làm cơ sở cho việc giải quyết các chế độ quyền lợi cho người lao động.

Theo số liệu thống kê thì số vụ tai nạn lao động xảy ra còn lớn. Các thiệt hại của các vụ tai nạn lao động như thuốc men; mai táng; tiền bồi thường cho gia đình người chết và người bị thương… cũng gây tác động xấu đến quá trình hoạt động sản xuất.

Các yếu tố khác tác động đến quan hệ lao động

Bên cạnh các quy định trên thì vấn đề về Nhà ở công nhân khu công nghiệp và đời sống văn hóa tinh thần cũng cần được quan tâm và lưu ý, giúp người lao động có những sự giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần để có thể yên tâm làm việc.

Tính đến hết tháng 12/2016, cả nước có có 220 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động; trong đó có khoảng 50-60% lao động đến từ các địa phương khác. Việc tập trung các khu công nghiệp đã tạo ra sự dịch chuyển, tập trung lực lượng lao động cao. Từ đó gây mất cân đối, thiếu hụt về cơ sở hạ tầng và công trình phúc lợi; nhất là vấn đề nhà ở, trường học, nhà mẫu giáo hay các thiết chế văn hóa. Vì vậy, quan tâm giải quyết các điều kiện về nhà ở, các công trình phúc lợi công cộng có tác động tích cực đến quan hệ lao động.

Trên đây là bài viết hướng dẫn về những tiêu chuẩn đang tác động đến quan hệ lao động. Hi vọng với bài viết trên, Luật Vitam sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Tiêu chuẩn về phúc lợi và an sinh xã hội

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Theo số liệu báo cáo thì năm 2016 có 201.596 doanh nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội, tăng 13,2% so với năm 2015. Tổng số người tham gia bảo hiểm xã hội trong các các loại hình doanh nghiệp là 8,52 triệu người, tăng 7,23% so với năm 2015.

Tiền lương bình quân tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của tất cả các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2016 là 4,3 triệu đồng, tăng 12,16% so với năm 2015 và chiếm 75% tiền lương bình quân của người lao động.

Tiêu chuẩn lao động tác động đến quan hệ lao động ở Việt Nam

Căn cứ theo Điều 90 Bộ Luật lao động 2019 quy định về tiền lương như sau:

1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.”

Với quá trình phát triển là khác nhau, nên việc điều chỉnh mức lương tối thiểu sẽ diễn ra hàng năm. Việc điều chỉnh mức lương này dựa trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia.

Việc điều chỉnh đã bảo đảm bù được trượt giá sinh hoạt và cải thiện tiền lương thực tế. Qua phân tích, đánh giá hằng năm cho thấy việc điều chỉnh mức lương tối thiểu nhìn chung không ảnh hưởng lớn đến việc làm, thất nghiệp và không gây tăng đột biến chi phí của doanh nghiệp.

Tiền lương là do người lao động với người sử dụng lao động trên thỏa thuận và kí với nhau dựa trên kết quả lao động và mặt bằng tiền lương trên thị trường. Nhà nước không can thiệp vào chính sách tiền lương và cơ chế trả lương của doanh nghiệp.

Một số quan điểm cho rằng thu nhập của người lao động làm việc trong các doanh nghiệp còn thấp, tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân thấp là do mức lương tối thiểu quy định thấp. Điều này không phù hợp với quan điểm thỏa thuận về tiền lương. Mức lương tối thiểu là mức sàn để bảo vệ người lao động. Còn tiền lương là do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động ở mỗi vị trí.

Trong thời gian qua, có khoảng 80% số cuộc đình công xảy ra là do tranh chấp về tiền lương, tiền ăn giữa ca và tiền thưởng. Vì vậy, việc xây dựng bảng lương, thang lương cho công nhân cũng là vấn đề cần được quan tâm.