Trụ sở chính: BT 5.8, khu đô thị chức năng Tây Mỗ, Đường Hữu Hưng, Phường Tây Mỗ, Quận Nam Từ Liêm , HN
Trụ sở chính: BT 5.8, khu đô thị chức năng Tây Mỗ, Đường Hữu Hưng, Phường Tây Mỗ, Quận Nam Từ Liêm , HN
Phát biểu tại buổi lễ, ông Đỗ Thắng Hải - Thứ trưởng Bộ Công Thương, Phó Chủ tịch, Hội đồng Thương hiệu quốc gia Việt Nam nhấn mạnh, Việt Nam đang tham gia tích cực và sâu rộng vào tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu.
Trong tiến trình đó, việc khẳng định vị thế của quốc gia trong nhận thức của cộng đồng quốc tế là một yêu cầu tất yếu, giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh tổng thể của nền kinh tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Để thành công, chúng ta cần xây dựng những thương hiệu sản phẩm có uy tín trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.
Một lần nữa ông Hải khẳng định, Chương trình không phải là giải thưởng mà việc lựa chọn các thương hiệu sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam chỉ là sự khởi đầu để các doanh nghiệp trở thành đối tác của Chương trình.
Nhà nước không làm thay cho doanh nghiệp, nhưng sẽ đứng ra bảo trợ cho các thương hiệu sản phẩm có chất lượng và uy tín nhằm giúp doanh nghiệp Việt Nam tạo chỗ đứng vững vàng trên thị trường trong nước, đẩy mạnh phát triển thương hiệu của mình ra thế giới.
“Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam thể hiện rõ quyết tâm, điều hành hiệu quả các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu, tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa Chính phủ và doanh nghiệp, đồng hành cùng doanh nghiệp. Từ đó khẳng định vị trí, vai trò và những đóng góp quan trọng của doanh nghiệp trong nền kinh tế để quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam là quốc gia có hàng hóa, dịch vụ chất lượng, tạo dựng uy tín và nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế”, ông Hải nhấn mạnh.
Trải qua gần 20 năm hình thành và phát triển, Chương trình đã góp phần nâng cao ý thức của cộng đồng doanh nghiệp về vai trò quan trọng của thương hiệu trong việc gia tăng giá trị cho sản phẩm cũng như giá trị của doanh nghiệp, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và khẳng định vị thế trên thị trường thông qua 3 tiêu chí “Chất lượng – Đổi mới, sáng tạo – Năng lực tiên phong”.
Đồng thời, thông qua các hoạt động quảng bá và hỗ trợ doanh nghiệp, Chương trình đã tăng cường sự nhận biết đối với các sản phẩm mang thương hiệu Việt; tạo sự tin cậy, ưa thích của người tiêu dùng trong và ngoài nước đối với hàng hóa, dịch vụ và nhà sản xuất Việt Nam.
Đóng góp vào những thành quả của Chương trình, ông Hải đề cao sự đồng hành, chung tay tích cực của các doanh nghiệp thương hiệu quốc gia nói riêng và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nói chung.
Ông cho rằng, các doanh nghiệp là mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị để nâng cao khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm mang thương hiệu Việt, hình thành các chuỗi liên kết giá trị, tạo dựng vị thế cho thương hiệu quốc gia Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Có ý kiến cho rằng, thúc đẩy kinh tế số, chuyển đổi số và công nghệ thông tin nói chung thì vai trò của con người, nguồn nhân lực là tiên quyết. FPT luôn chú trọng đào tạo và học tập. Vậy ông có thể chia sẻ thêm về kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực trong tương lai của FPT?
Ông Trương Gia Bình: 20 năm trước, chúng tôi quyết định đi ra nước ngoài bằng trí tuệ Việt Nam. Chúng tôi "mở rộng bờ cõi trí tuệ" của đất nước. Khi đó chúng tôi chẳng có gì. Chúng tôi không có người, chưa có kiến thức mà chỉ có một khát vọng.
Đầu tiên năm 1999, chúng tôi mở Trung tâm Lập trình viên quốc tế Apptech ở Sài Gòn và Hà Nội. Hôm nay, nhiều bạn học Aptech thời đó, giờ đã trở thành lãnh đạo doanh nghiệp, ký hợp đồng trăm triệu USD cho Việt Nam. Và suốt nhiều năm vừa qua, nhà nước đã rất nỗ lực tăng cường đào tạo ngành công nghệ thông tin nhưng chưa bao giờ đủ vì nhu cầu phát triển luôn cao hơn thực tiễn. Chúng ta đã tăng trưởng đến quy mô 1 triệu người làm công nghệ thông tin nhưng vẫn chưa đủ.
Mỹ quyết định hợp tác với Việt Nam để làm chip. Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu về vi mạch và bán dẫn.
Hiện tại, chúng tôi có mời những tiến sĩ đang giảng dạy trong các trường đại học ở Nhật Bản về Việt Nam, chúng tôi cũng muốn mời Việt kiều Mỹ về Việt Nam và mong muốn mời những giáo sư, tiến sĩ giỏi đang ở Việt Nam tham gia giảng dạy, đào tạo nhân lực. Mục tiêu đào tạo này không chỉ tập trung nhu cầu vi mạch bán dẫn, không chỉ đào tạo nhân lực cho các công ty Việt Nam đang sản xuất vi mạch, không chỉ đầu tư nước ngoài liên quan vi mạch mà chúng tôi quyết định đầu tư vào giáo dục đào tạo để cung ứng người cho thế giới.
Như ông vừa chia sẻ, chúng ta có rất nhiều cơ hội. FPT cũng đã chuẩn bị những kế hoạch và hành động để tiếp tục mở rộng bờ cõi trí tuệ của FPT trên bờ cõi thế giới. Vậy FPT có đề xuất, kiến nghị gì với Chính phủ về cơ chế chính sách để FPT tiếp tục làm tốt việc của mình, thưa ông?
Ông Trương Gia Bình: Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới từng nói: Trên cái áo của chúng ta có số lượng vi mạch, con chip lớn hơn số lượng con chip chúng ta đã dùng suốt đời mình. Thế giới sẽ trở nên thông minh hơn và thông minh hơn nữa nhờ con chip.
Các quốc gia đã chào mời như thế nào các tập đoàn làm chip đến quốc gia của họ. Thứ nhất, nguyên thủ quốc gia của họ trực tiếp đi mời. Thứ hai, họ bỏ tiền tài trợ cho đầu tư.
Tôi nghĩ rằng, trước tiên chúng ta hãy mời bằng trái tim mình. Thực lòng chúng ta mong muốn họ đến. Chúng ta sẽ giúp đỡ họ trong mọi phương diện. Nếu chúng ta có một trái tim, khát vọng thì sẽ chào mời bằng cách tạo môi trường khuyến khích nhất. Đấy là thể hiện mong muốn của chúng ta.
Mình khát vọng thì phải chứng minh rằng mình cũng đồng hành với bạn. Bạn không chỉ cần đất, nước, điện mà bạn cần cả nguồn nhân lực. Điều này nhiều quốc gia không làm được.
Với Việt Nam, bằng trái tim, ưu đãi và nguồn nhân lực – chính là 3 lời mời của chúng ta đối với tất cả ngành công nghiệp chip trên thế giới. Tôi tin rằng, nếu chúng ta làm và làm quyết liệt thì sẽ trở thành một trong những quốc gia hiện đại nhất.
Người đứng đầu FPT có kỳ vọng học sinh Trường Hy Vọng sẽ là chủ tịch tập đoàn trong tương lai
Ông đánh giá như thế nào về sự đồng hành của Chính phủ cũng như cơ quan chức năng với cộng đồng doanh nghiệp nói chung và doanh nhân nói riêng thời gian vừa qua?
Ông Trương Gia Bình: Sự kiện Chính phủ quyết định lấy ngày 13/10 hàng năm là Ngày Doanh nhân Việt Nam, thể hiện sự tôn trọng, tình cảm dành cho cộng đồng doanh nghiệp. Trong cuộc gặp gỡ Thủ tướng Chính phủ ngày 11/10 vừa rồi, tôi và cộng đồng doanh nghiệp đã cảm ơn Chính phủ, Đảng, Nhà nước… để chúng tôi có 50 năm hòa bình, có kế sinh nhai, từ nghèo khó đến phát triển, đến vươn tầm thế giới. Tất cả đều có sự đồng hành của Chính phủ.
Chúng ta có rất nhiều khó khăn và ở đâu cũng gặp khó khăn. Khi đó, Chính phủ muốn tháo gỡ để giúp doanh nghiệp thành công. Đó là tinh thần xuyên suốt trong bao nhiêu năm qua, nhất là sau đổi mới của nước ta.
Đặc biệt, trong thời kỳ đại dịch COVID-19, chúng ta gặp muôn vàn khó khăn chồng khó khăn, đơn hàng không có, người mắc bệnh, giãn cách xã hội, công ăn việc làm càng khó khăn, nhưng Việt Nam đã tỏa sáng là một trong những quốc gia tăng trưởng với tốc độ cao, làm cả thế giới ngạc nhiên. Đó là lòng biết ơn của chúng tôi với Chính phủ.
Cột mốc 1 tỷ USD doanh số xuất khẩu phần mềm là mốc son một công ty có thể làm được. Nếu 100 công ty cũng làm được thì sao? Đó là cơ hội rất lớn cho đất nước. Chúng ta là một đất nước nông nghiệp và đã vươn ra thế giới bằng trí tuệ Việt Nam. Ngay cả nông nghiệp Việt Nam cũng có hàm lượng trí tuệ trong đó. Đấy là sản xuất thông minh, hữu cơ, trình độ cao.
Chúng ta có thể tự hào với thế giới, ngoài việc Việt Nam đứng đầu một số ngành xuất khẩu như: gạo, hồ tiêu, cà phê… thì Việt Nam còn đứng thứ hai sau Ấn Độ về xuất khẩu phần mềm.
Và chúng ta sẽ có thể sánh vai với các cường quốc năm châu ở lĩnh vực này. Đấy là điều thực sự chúng tôi – cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam biết ơn Chính phủ.
FPT luôn tiên phong, là cánh chim đầu đàn trong cộng đồng công nghệ với những thành quả tích cực. Đồng thời, các hoạt động an sinh xã hội cũng được Tập đoàn luôn quan tâm và triển khai bằng cả trái tim với mong muốn chấp cánh khát vọng cho cộng đồng người Việt. Xin ông chia sẻ thêm về những hoạt động này của FPT?
Ông Trương Gia Bình: Chúng tôi đã sống qua thời kỳ gian khó, được nhà nước cho đi ăn học. Ngay từ ngày đầu thành lập, chúng tôi đã viết trong tầm nhìn của mình: FPT mong muốn bằng nỗ lực trong sáng tạo, bằng khoa học công nghệ để góp phần hưng thịnh quốc gia. Tức là một trong những mục tiêu hàng đầu là góp phần hưng thịnh đất nước để ngày nào đó như Bác Hồ mong muốn là sánh vai với cường quốc năm châu. Vì vậy, thành công của FPT luôn gắn liền với những hoạt động biết ơn đối với đất nước, đối với người dân từ rất sớm.
Khi đại dịch COVID-19 xảy ra, chúng tôi không chần chừ khi quyết định chi 20 tỷ đồng tiền mặt để hỗ trợ các "chiến sĩ áo trắng" trên tuyến đầu chống dịch căng thẳng nhất.
Khi nghe thông tin có hàng nghìn trẻ mồ côi do COVID-19, chúng tôi cũng đã quyết định nuôi dạy 1000 em đến tuổi trưởng thành, học đến tiến sĩ. Trong năm học niên khóa 2023-2024 này, đã có 400 em theo học tại Trường Hy Vọng. Có nhiều em không ngủ, hy vọng trong đêm tối bố mẹ sẽ về thăm. Tuy nhiên, rất phấn khởi, các em đã từng bước vượt qua đau thương của chính mình.
Ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, trẻ em đi lại qua cầu khỉ rất nguy hiểm, chúng tôi đã quyết định xây cầu để các em đi an toàn hơn. Hiện nay, chúng tôi đã xây dựng 330 cây cầu và liên tục xây cầu để các em đi lại an toàn hơn. Đồng thời, bà con cũng có thể đi lại, vận chuyển hàng hóa thuận lợi hơn.
Chúng tôi cũng đã xây những ngôi trường mới. Trong 35 năm qua, chúng tôi đã vận động các cuộc chạy để hỗ trợ tiền xây dựng trường cho các em học sinh.
Ngày 25/10/2022, Bộ Công Thương tổ chức cuộc họp giới thiệu và cung cấp thông tin về lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam lần thứ 8 năm 2022.