Thuốc Hồi Phục Cơ Bắp

Thuốc Hồi Phục Cơ Bắp

Theo số liệu từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong năm 2023, tình hình sản xuất và tiêu thụ thép đều giảm so với năm 2022. Cụ thể, sản xuất thép thô ước đạt gần 19 triệu tấn, giảm 5,4%, thép thành phẩm sản xuất ước đạt hơn 27 triệu tấn, giảm 8%, và tiêu thụ thép biểu kiến ước đạt hơn 20 triệu tấn, giảm 8%.

Theo số liệu từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong năm 2023, tình hình sản xuất và tiêu thụ thép đều giảm so với năm 2022. Cụ thể, sản xuất thép thô ước đạt gần 19 triệu tấn, giảm 5,4%, thép thành phẩm sản xuất ước đạt hơn 27 triệu tấn, giảm 8%, và tiêu thụ thép biểu kiến ước đạt hơn 20 triệu tấn, giảm 8%.

Có hay không cơ hội phục hồi bằng thời điểm trước dịch của thị trường sữa Việt?

Bình quân mỗi năm Việt Nam có 1 triệu trẻ em được sinh ra và cũng là đối tượng sử dụng sản phẩm từ sữa nhiều nhất trong những năm đầu đời. Dân số Việt Nam cũng có xu hướng phát triển, từ đó gia tăng tệp khách hàng tiềm năng cho thị trường sữa Việt Nam.

Theo VIRAC, quy mô thị trường sữa dự kiến sẽ tăng trưởng từ 613,96 tỷ USD ở năm 2023 lên 840 tỷ USD vào năm 2028, với CAGR là 6.47% trong giai đoạn dự báo (2023-2028).

Dự báo về thị trường sữa trong năm 2023, các chuyên gia nhận định giá bột sữa sẽ hạ nhiệt do nhu cầu nhập khẩu từ Trung Quốc giảm và nhu cầu tiêu thụ sữa trên toàn cầu có thể yếu đi trong ngắn hạn. Do vậy, các nhà sản xuất sữa sẽ có cơ hội ghi nhận biên lợi nhuận gộp được phục hồi trong năm 2023, khi áp lực từ chi phí nguyên vật liệu giảm bớt.

Để không bị lung lay trước cơn bão giá về nguyên liệu trên thế giới xảy ra bất ngờ, thị trường sữa Việt cần chuyển mình sang xây dựng các trang trại theo hướng hiện đại hóa, phát triển theo xu hướng xanh bền vững và đa dạng sản phẩm.

Tham vọng cạnh tranh trong tăng trưởng của các ông lớn ngành sữa

Theo nhiều đơn vị dự báo, năm nay sẽ tiếp tục là một năm đầy thách thức đối với thị trường sữa Việt Nam khi tiêu thụ kênh nội địa đang đối mặt tình trạng suy giảm do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn. Trong khi nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng tại các thị trường xuất khẩu có vẻ không đủ bù đắp cho thị trường trong nước.

Khó khăn vĩ mô có thể khiến nhu cầu tiêu thụ sữa tăng chậm lại từ đó khiến doanh thu sẽ tăng trưởng chậm theo. Theo đánh giá của Vinamilk, các đối thủ cạnh tranh trong thị trường sữa đang có những động thái khiến thị phần của Vinamilk ở một số phân khúc sản phẩm dần bị đe dọa, vì thế công ty sẽ phải cân nhắc khi tăng giá bán sản phẩm.

Năm 2023, giá sữa nguyên liệu dự báo sẽ quay về vùng giá của năm 2021, là điều kiện để biên lợi nhuận của Vinamilk tăng trưởng trở lại. Tuy nhiên, công ty cũng sẽ phải lên kế hoạch điều chỉnh giá thu mua sữa tươi từ nông trại và chi phí bao bì thêm từ 1,5%-5% để mức lợi nhuận gộp sẽ tăng trở lại tuy nhiên với tốc độ chậm.

Theo Báo cáo thường niên vừa mới được công bố, giai đoạn 2022-2026, Vinamilk dự kiến nới rộng thị phần lên thêm 0,5%, để đạt mức 56% và doanh thu thêm 5% để đạt 64.070 tỷ đồng mặc dù bức tranh kinh doanh của hãng vẫn còn đang phải đối mặt nhiều khó khăn. Mục tiêu xa hơn, Vinamilk kỳ vọng sẽ đạt 86.200 tỷ đồng trên tổng doanh thu và 16.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế vào năm 2026, đồng thời đạt mục tiêu chiếm hơn 63% doanh số toàn thị trường sữa.

Trong khi đó, một ông lớn khác – TH Milk lại đang tập trung phát triển, tiên phong đi đầu trên con đường chuyển đổi xanh.

Chiến lược Tập đoàn TH đề ra cho mục tiêu cắt giảm phát thải khí nhà kính bắt đầu từ việc thông qua các sáng kiến, sáng tạo trong việc chuyển đổi cũng như việc sử dụng các công nghệ xanh tiên tiến trong việc quản lý năng lượng hiệu quả tại các nhà máy của TH, đồng thời sử dụng các loại năng lượng tái tạo…

Theo đó, Tập đoàn cũng đề ra mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính trực tiếp tại trang trại và nhà máy, trung bình đạt 15%/năm ở phạm vi phát thải khí nhà kính trực tiếp. Kết quả, với rất nhiều giải pháp đồng bộ và hành động quyết liệt, trong năm 2022, hệ thống trang trại của TH đã thành công giảm phát thải trung bình hơn 20%/đơn vị sản phẩm và vượt kế hoạch đề ra.

Những thông tin trên được cập nhật từ “Báo cáo ngành chế biến thực phẩm Việt Nam quý 2 năm 2023”. Báo cáo cung cấp đầy đủ thông tin về kinh tế vĩ mô, cung – cầu thương mại của thị trường sữa tại Việt Nam, các thông tin liên quan và dự báo từ những dữ liệu được cập nhật mới nhất.

ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN TƯ VẤN BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG SỮA

VIRAC có thể nghiên cứu, làm báo cáo customize để đáp ứng những nhu cầu đặc biệt, chuyên sâu của khách hàng. Đăng ký đề bài TẠI ĐÂY.

VIRAC cung cấp hơn 20 ngành kinh tế như: Bất động sản, Bột giấy và Giấy, Da giầy, Dầu khí, Dệt may, Điện, Đồ uống, Dược phẩm, Gỗ, Hàng không, Hóa chất, Kinh tế vĩ mô, Linh kiện điện tử, Logistics, Lưu trú, Nhựa, Ô tô, Than, Thép, Thức ăn chăn nuôi, Thực phẩm, Vật liệu xây dựng, Khoáng sản, Viễn thông, Xi măng,….

Liên hệ để được tư vấn nhanh nhất:

VIRAC được thành lập bởi đội ngũ nhân sự uy tín và có chuyên môn về thông tin, tài chính và nghiên cứu thị trường trong khu vực. VIRAC chuyên cung cấp các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến:

Cung tăng - cầu giảm trên thị trường cao su thế giới kéo theo tác động đến giá

Theo báo cáo của Tổ chức nghiên cứu cao su quốc tế (IRSG), sản lượng cao su thiên nhiên thế giới năm 2014 thừa khoảng 714 nghìn tấn. Trong khi đó, Công ty tư vấn Rubber Economist ở London dự báo, sản lượng cao su thiên nhiên năm 2015 tiếp tục thừa khoảng 652 nghìn tấn so với nhu cầu tiêu thụ, cao hơn so với dự báo ở mức 366 nghìn tấn được đưa ra trước đó. Nguyên nhân chính là do sản lượng mủ cao su của Thái Lan tăng nhanh, tạo ra lượng tồn kho lớn nhất trong vòng một thập niên trở lại đây.

Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT Việt Nam) cũng dự báo, thị trường cao su thế giới tiếp tục dư cung trong 2 năm tới, tuy nhiên mức thặng dư sẽ thu hẹp lại bởi nhu cầu sẽ tăng trưởng tốt hơn, năm 2015 thừa 483 nghìn tấn và năm 2016 là 316 nghìn tấn mủ cao su. Trong bối cảnh đó, những năm tới, Việt Nam có thêm khoảng 400 nghìn héc-ta cao su đưa vào khai thác, sản lượng mủ sẽ tiếp tục tăng lên, tạo áp lực rất lớn cho tiêu thụ.

Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA) nhận định, giá cao su tiếp tục ở mức thấp trong năm 2015 và phải đến năm 2016, giá cao su sẽ tăng dần do một số nước giảm khai thác vì giá thấp. Trong khi đó, ngành công nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu cao su đang tăng và giảm bớt sản lượng thừa.

Theo VRG, 6 tháng đầu năm 2015, thị trường cao su nội địa hoạt động trì trệ do giá cao su thế giới giảm mạnh trong bối cảnh nền kinh tế thế giới phục hồi chậm, dư cung cao. Tính chung 6 tháng, giá mủ cao su trong nước giảm từ mức 10.040 đồng/kg (tháng 01/2015) xuống còn 9.600 đồng/kg. Thậm chí có thời điểm xuống 6.080 đồng/kg vào cuối tháng 5/2015.

Về thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam, hiện nay, Việt Nam xuất khẩu sang 70 thị trường, tuy nhiên, tình hình có nhiều biến động thất thường nhất. Theo đánh giá của Cục Trồng trọt (thuộc VRA), do tình hình kinh tế chung, nhu cầu nhập khẩu cao su vào Trung Quốc (nước nhập khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam) giảm và những diễn biến phức tạp trên Biển Đông từ năm 2014 đã ảnh hưởng đến ngành cao su trong nước. Ngoài ra, tâm lý của các nhà máy Trung Quốc là mua cầm chừng do các doanh nghiệp Trung Quốc lo ngại Luật Thuế cao su hỗn hợp được áp dụng từ ngày 01/7 ở Trung Quốc sẽ tạo nên áp lực làm giá cao su giảm. Mặt khác, ảnh hưởng của tỷ giá đồng USD/JPY đến giá cao su kỳ hạn trên sàn giao dịch Tocom (Nhật), chỉ số USD tại thị trường Sicom, tác động của giới đầu cơ..., cũng là những nguyên nhân cộng hưởng đến giá cao su thiên nhiên. Do đó, trong những năm tới, giá cao su nếu có tăng cũng chỉ ở mức dưới 2.500 USD/tấn (50 triệu đồng/tấn).

Hướng phát triển ngành cao su trong thời gian tới

Một trong những giải pháp hiện nay của ngành cao su Việt Nam là nâng cao hiệu quả sử dụng đất bằng cách áp dụng mô hình trồng xen cà phê (Tây Nguyên), cây mì (Đông Nam bộ), cây dược liệu (khu vực miền Trung); áp dụng mô hình trồng cao su theo hàng kép nhằm tạo diện tích và thời gian trồng xen canh. Ngoài ra, chuyển chế độ cạo D2, D3 sang D4 (3 ngày cạo, 1 ngày nghỉ) nhằm nâng cao năng suất lao động. Dự kiến sản lượng giảm 660 tấn và tiết kiệm chi phí khoảng 15 tỷ đồng.

Theo ông Trần Ngọc Thuận, Tổng Giám đốc VRG, có 3 mức giá cao su được đưa ra trong thời gian tới: Mức giá 2.500 USD/tấn, 2.000 USD/tấn và thấp nhất là 1.500 USD/tấn, trong đó khả năng giá ở mức 2.000 USD/tấn trong vòng 3 năm tới là có cơ sở. Tuy nhiên, người trồng cao su cần tính toán theo chiều hướng thấp nhất để chủ động hạ giá thành sản phẩm. Riêng đối với VRG, ông Thuận cho hay, ở mức giá 2.000 USD/tấn (42 triệu đồng) thì người trồng cao su vẫn có lãi từ 3 - 5 triệu đồng/tấn. Ngoài ra, trong chi phí giá thành, tiền lương công nhân chiếm 50%, điều này góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, đảm bảo an sinh xã hội.

Theo đó, giá cao su hiện nay không phải là quá thấp mà chỉ thấp hơn so với những năm giá đạt đỉnh như năm 2011 - 2012. Vì vậy, trong điều kiện này, người trồng cao su vẫn có lãi. Chính vì vậy, người dân chỉ nên chuyển đổi hoặc trồng mới những vườn cây có quá trình đầu tư và giống không tốt hoặc trồng trên loại đất không phù hợp.

Để củng cố được thị trường cao su phát triển ổn định và bền vững, ngành cao su cần tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường và tìm kiếm các thị trường tiềm năng có nhu cầu lớn, giảm dần sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Ngoài ra, VRA có những đề xuất như: Giảm cường độ cạo, ví dụ trước đây 3 ngày cạo 1 lần thì nay chuyển sang 4 ngày cạo 1 lần, vừa đảm bảo dưỡng cây tốt hơn, giảm sản lượng và giảm giá nhân công; không mở cạo sớm và tạm kéo dài các năm cuối của thời gian kiến thiết cơ bản; tái canh bằng giống mới cao sản... Bên cạnh đó, Nhà nước cần xem xét tháo gỡ khó khăn về thuế giá trị gia tăng trong kinh doanh xuất khẩu cao su, đưa thuế xuất khẩu cao su trở lại mức 0%... Tuy nhiên, đây chỉ là những giải pháp trước mắt, về lâu dài cần những phương án đồng bộ ở cả tầm vĩ mô và sự nỗ lực của các doanh nghiệp, người nông dân sản xuất cao su tiểu điền.

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, các đơn vị liên quan cần thông tin, tuyên truyền rõ ràng về nguyên nhân và triển vọng của thị trường cao su để người dân hiểu rõ bản chất của khó khăn hiện nay, bình tĩnh ứng phó để duy trì phát triển vì cây cao su là cây lâu năm, cần tính toán hiệu quả trên 25 năm. Ngành cao su cần rà soát quy hoạch, không chạy theo diện tích, thúc đẩy việc tái cơ cấu ngành và kiên trì phát triển theo hướng hiệu quả, bền vững, nâng cao giá trị gia tăng.

Có thể thấy rằng, thị trường cao su Việt Nam đang gặp phải một số khó khăn từ năm 2014 đến nay, nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng từ một số điều kiện từ thị trường cao su thế giới. Tuy nhiên, một số khó khăn được nhận định là sẽ không kéo dài, hoặc có thể khắc phục qua việc áp dụng các biện pháp điều chỉnh để giảm khoảng cách về cung cầu, hỗ trợ gián tiếp qua việc giảm thuế và chi phí, hỗ trợ trực tiếp với các gói vay ưu đãi… Những biện pháp này cũng đã được một số nước trồng cao su trong khu vực áp dụng, đây có thể là gợi ý đối với các nhà hoạch định chính trong thời gian tới để đưa ra một số biện pháp nhằm ổn định và phát triển thị trường cao su Việt.