để tham gia thi đấu tiếng Anh trực tiếp - và
để tham gia thi đấu tiếng Anh trực tiếp - và
Công thức của thì tương lai đơn cụ thể như sau:
I will take care of my family (Mình sẽ chăm sóc cả gia đình).
I won’t be in trouble (Mình sẽ không gặp rắc rối đâu).
When will you come home? (Con sẽ về nhà vào lúc nào?).
Will you go with me? (Bạn sẽ đi với tôi chứ?).
Ví dụ: It’s going to rain. Look at the sky!.
(Nhìn trời kìa! Chắc là nó sẽ mưa đấy).
Ví dụ: We were going to for a holiday but there were some changes.
(Chúng tôi định đi nghỉ nhưng có một số thay đổi rồi).
I am going to take a day off at work. (Tôi dự định sẽ nghỉ làm một ngày).
S + to be + not + going to + V + O
She is not going to go running tomorrow (Cô ấy sẽ không chạy bộ vào ngày mai).
WH + be + S + going to + V + O?
What are you going to do tomorrow? (Bạn sẽ làm gì vào ngày mai?).
Are you going to go to the dance with me? (Bạn sẽ đi khiêu vũ với tôi chứ?).
Giới từ là những từ chỉ thời gian, vị trí… và tính liên quan giữa các từ trong một câu tiếng Anh.
Giới từ trong tiếng Anh còn được sử dụng trong câu với vai trò gắn kết các từ, cụm từ nhằm giúp người học hiểu ý nghĩa và ngữ cảnh rõ ràng hơn.
Dưới đây là các chức năng và ví dụ của giới từ mà các em nên học:
_Không gian: Bên trong một khu vực địa lý.
_Thời gian: Tháng, năm, thời kỳ, mùa.
_ In 2023, in the 21st century, in the summer….
_Không gian: Trên bề mặt một vật nào đó, hoặc ám chỉ tên đường phố.
_Thời gian: Thời gian cụ thể: các thứ trong tuần, ngày tháng, ngày lễ (có từ “day”)
_ On the floor, on Pham Ngu Lao street, on the desk,…
_ On Monday, on Jan 4th, on New Year’s Day,…
_Không gian: Hiện diện tại một địa điểm, địa chỉ hoặc vị trí chính xác.
_Thời gian: Sử dụng như một mốc thời gian như giờ giấc, một thời điểm trong ngày.
_ At school, at the mall, at the coffee shop…
_ At the moment, At 5pm, at the end, at midnight,…
Trong một câu tiếng Anh, sự xuất hiện của nhiều tính từ mô tả khác nhau bổ trợ cho danh từ là điều không hiếm thấy.
Để sắp xếp câu dễ dàng hơn, chúng ta hãy cùng tìm hiểu trật tự của tính từ bên dưới đây:
Opinion – Size – Age – Shape – Color – Origin – Material – Purpose
Ví dụ: I want a luxurious (Opinion) small (Size) silver (Material) necklace.
(Tôi muốn một sợi dây chuyền bạc nhỏ sang trọng).
Từ vựng là những viên gạch nền, còn ngữ pháp chính là keo dán giúp cho các viên gạch gắn chặt với nhau. Có keo nhưng thiếu gạch, căn “biệt thự” ngữ pháp của các em sẽ khó lòng trụ vững trước những kỳ thi 15 phút hay học kỳ I, II xuyên suốt những năm học THCS.
Như đã đề cập, các em không chỉ nên tập trung vào học phần ngữ pháp, mà còn phải trau dồi nhiều từ vựng tiếng Anh để bổ trợ cho nhau.
Một cách học từ vựng hiệu quả mà các em có thể tham khảo chính là học theo chủ đề trong sách giáo khoa. Với 12 unit khác nhau được sắp xếp từ khó đến dễ theo thứ tự từng học kỳ, việc học từ vựng sẽ trở nên dễ dàng và bám sát trọng tâm hơn. Thứ tự chủ đề các em cũng có thể tự do lựa chọn.
Ví dụ chủ đề vũ trụ và các hành tinh khác (Universe and other planets) thường được xếp ở cuối học kỳ 2 vì độ khó của kiến thức. Tuy nhiên, các em hoàn toàn có thể tự chọn học từ theo chủ đề vũ trụ nếu các em cảm thấy hứng thú.
Với mỗi chủ đề và số lượng từ vựng khác nhau, các em hãy học theo thời khóa biểu và lịch học cá nhân. Ngoài ra, các em cũng nên chia từ vựng thành các mục riêng biệt theo dạng Word Form như tính từ, danh từ,… để dễ phân biệt hơn.
S + tobe (am/is/are) + V-ing + O
We are cooking dinner (Chúng tôi đang nấu bữa tối).
S + tobe (am/is/are) + not + V-ing + O
He isn’t feeling well (Anh ấy đang cảm thấy không khỏe).
WH + tobe/do/does + (not) + S + V-ing?
What are you looking for? (Bạn đang kiếm gì vậy?).
Are you eating lunch? (Bạn có đang ăn trưa không?).
I visited my mom a week ago (Mình đã về thăm mẹ vào tuần trước).
He didn’t care about his health (Anh ta đã không quan tâm tới sức khỏe của mình).
How long was the concert? (Buổi hội nhạc đã kéo dài bao lâu?).
Was/were/did + (not) + S + V + O?
Did he finish his work? (Anh ấy đã xong việc chưa?).
Trên đây là các cách bắt đầu học tốt ngữ pháp tiếng Anh cấp 2 giúp các em áp dụng hiệu quả vào kế hoạch học tập hàng ngày của mình. VUS hy vọng các em đã có thêm thông tin hữu ích, vượt qua được nỗi sợ khi học ngữ pháp tiếng Anh cấp 2 nói riêng cũng như ngữ pháp tiếng Anh nói chung.
Ngữ pháp tiếng Anh cấp 2 là môn học cần nhiều sự ôn luyện và tập trung liên tục để đạt được kết quả tốt. Suốt quá trình học tập gian nan đó, các em học sinh cấp 2 dễ bị xao lãng và mất phương hướng trong việc học. Vì vậy, trong bài viết sau, VUS xin chia sẻ các bước học tốt kiến thức ngữ pháp tiếng Anh cấp 2, giúp các em vững vàng hơn trong việc xây dựng nền tảng tiếng Anh cho sau này.
I am an artist (Tôi là một nghệ sĩ).
My brother doesn’t know how to cook (Anh tôi không biết nấu ăn).
WH + tobe/do/does + (not) + S + O?
Why don’t you eat? (Sao bạn không ăn đi?).
Tobe/Do/Does + (not) + S + V + O?
Do you like him? (Bạn có thích anh ta không?).
Ngữ pháp tiếng Anh cấp 2 là học phần quan trọng. Tuy vậy, các em cũng đừng vì thế mà quên đi ba kỹ năng còn lại nhé. Học tủ một kỹ năng có thể sẽ giúp điểm số tiếng Anh trung bình trên trường gia tăng, nhưng về lâu dài sẽ không tốt cho khả năng Anh ngữ toàn diện của các em.
Với mỗi kỹ năng, các em sẽ được trải nghiệm việc học ngoại ngữ một cách trọn vẹn và thú vị nhất. Ví dụ với kỹ năng Nói, các em sẽ cảm thấy thích thú khi nghe chính giọng nói của mình đang tiến bộ từng ngày và giống người bản xứ hơn.
Hay với từ vựng, các em có thể tự hào khi trở thành “quân sư” của bàn, của tổ trong mỗi giờ kiểm tra bởi lượng kiến thức “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý” của bản thân.
Hãy thử sức với nhiều cách học và kỹ năng tiếng Anh khác nhau phù hợp với sở thích của mình nhé. Các em sẽ tìm thấy niềm hăng say mới khi được thảo luận cùng thầy cô và bạn bè vào mỗi giờ lên lớp.
Một trong những bí quyết để học tốt ngữ pháp tiếng Anh cấp 2 chính là thông qua đọc hiểu. Trong khi đọc các tài liệu văn bản nói chung, các em sẽ được tiếp xúc với từ vựng đa dạng, cấu trúc câu và các thì tiếng Anh quen thuộc.
Khi được tiếp xúc nhiều lần, các em sẽ có khả năng ghi nhớ tốt hơn. Nhờ vào đó, các em dễ dàng ôn tập nhiều chủ điểm ngữ pháp mà không cần tốn nhiều công sức.
Khi mới bắt đầu, các em có thể lựa chọn các bài đọc chính và phụ, hoặc các đoạn hội thoại dành cho kỹ năng Nghe trong sách giáo khoa tiếng Anh cấp 2. Hãy đọc to nhiều lần để làm quen với nội dung của bài kỹ.
Sau vài lần đọc như thế, các em có nhận thấy các cấu trúc ngữ pháp nào quen thuộc đã học trong bài không? Nếu có, chúng được sử dụng ở tình huống nào? Nếu không, hãy ghi chú và tìm hiểu kỹ hơn về kiến thức mới.
Khi đã nắm chắc được kiến thức, các em có thể sử dụng ngay vào các tình huống giao tiếp hàng ngày, hoặc quan sát các ví dụ câu trong sách có liên quan đến cấu trúc ngữ pháp mới học để áp dụng hiệu quả.
Học mà không đi đôi với hành sẽ khiến các em dễ rơi vào tình huống học nhiều mà không kịp tiêu hóa hết. Lý do một phần đến từ lượng thời gian để thực hành tiếng Anh trên lớp còn hạn chế, gây nhiều khó khăn cho các em học sinh khi muốn ứng dụng kiến thức đã học.
Cho nên, các em có thể tự tạo cơ hội ôn luyện thêm tại nhà vào những lúc rảnh và dàn trải việc học từng ngày. Việc này sẽ làm giảm áp lực và gánh nặng về lượng kiến thức mỗi khi đến các kỳ kiểm tra tiếng Anh quan trọng.
Ngoài ra, các em đừng vội vàng học nhiều mà “dục tốc bất đạt”. Hãy đảm bảo các em có đủ lượng thời gian để thành thạo một chủ điểm trước khi qua đến phần cấu trúc ngữ pháp tiếp theo.
Ví dụ: Nếu các em cảm thấy mình đã làm đủ nhiều bài tập phần câu tường thuật (Reported Speech), đã ghi nhật ký về các hoạt động làm trong ngày, hay tự tóm tắt bằng lời và ghi âm một vài lần để áp dụng chúng vào kỹ năng Nói.
Nếu vậy, các em có thể tiến đến học phần khác theo như thứ tự chương trình trong sách để tiếp tục.