Viêm não Nhật Bản là căn bệnh rất nguy hiểm, không có triệu chứng rõ ràng khi ủ bệnh, thời gian diễn biến nhanh, 1 tuần kể từ khi phát bệnh đã có thể gây tử vong cho trẻ. Đa số trẻ qua khỏi phải chịu các biến chứng nghiêm trọng như rối loạn tâm thần, bại liệt, mất khả năng ngôn ngữ, vv. Do đó, việc tiêm phòng viêm não Nhật Bản cho trẻ là điều cực kỳ thiết yếu.
Viêm não Nhật Bản là căn bệnh rất nguy hiểm, không có triệu chứng rõ ràng khi ủ bệnh, thời gian diễn biến nhanh, 1 tuần kể từ khi phát bệnh đã có thể gây tử vong cho trẻ. Đa số trẻ qua khỏi phải chịu các biến chứng nghiêm trọng như rối loạn tâm thần, bại liệt, mất khả năng ngôn ngữ, vv. Do đó, việc tiêm phòng viêm não Nhật Bản cho trẻ là điều cực kỳ thiết yếu.
Trên thế giới hiện nay có trên 15 loại vắc xin phòng viêm não Nhật Bản, trong có 2 loại được sử dụng phổ biến tại nước ta là Jevax 1ml và Imojev 0.5ml.
Phản ứng thường gặp sau khi tiêm viêm não Nhật Bản gồm sốt nhẹ, sưng đau vị trí tiêm, đây là những biểu hiện nhẹ có thể tự mất đi. Trường hợp sau tiêm trẻ bị phát ban, khó thở, sốt cao kéo dài thì rất có thể là dấu hiệu của sốc phản vệ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị ngay.
Lưu ý: Vắc xin Imojev 0.5ml chống chỉ định với phụ nữ đang mang thai.
Sau khi tiêm phòng viêm não Nhật Bản, cha mẹ nên theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của bé trong 2 ngày đầu tiên. Nhiều cha mẹ thắc mắc không biết tiêm vaccine phòng viêm não Nhật Bản có sốt không và sốt trong bao lâu. Trên thực tế, có rất ít trẻ bị sốt sau khi tiêm, thường chỉ có sốt nhẹ và kéo dài khoảng 24h đầu. Ngoài ra, bé có thể gặp một số triệu chứng khác như:
Có rất ít trường hợp bị phản ứng nặng (choáng/ sốc). Nếu cha mẹ thấy bé có biểu hiện như hôn mê, sốt kèm co giật thì hãy đưa bé đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và xư lý kịp thời.
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Hotline: 0949416006 – 0947616006 – 0911858616
Tell: (84-24) 3927 5568 ext *3036 – *3388 – *2244
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác!
Vắc xin phòng viêm não Nhật Bản chống chỉ định trên các đối tượng sau:
Như đã nói ở trên, tiêm vaccine là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa cũng như giảm thiểu tối đa nguy cơ biến chứng của bệnh viêm não Nhật Bản. Tiêm phòng vaccine đúng lịch và đầy đủ số mũi có thể giúp phòng bệnh một cách hiệu quả nhất.
Việc tiêm phòng viêm não Nhật Bản quá sớm hoặc quá muộn so với lịch được yêu cầu có thể làm giảm hiệu quả của vaccine. Theo nghiên cứu chuyên khoa, vaccine phòng viêm não Nhật Bản sẽ giảm dần hiệu quả theo thời gian, vì thế nếu không tiêm phòng đúng lịch có thể làm suy giảm sức đề kháng chống lại bệnh viêm não Nhật Bản. Virus sau khi đi vào cơ thể, có thể sẽ chỉ bị tiêu diệt một phần nhỏ do cơ thể không đủ kháng thể, phần virus còn lại sẽ nhanh chóng bám vào thành tế bào và gây bệnh.
Tiêm phòng viêm não Nhật Bản không đủ số mũi theo khuyến cáo của Bộ Y tế cũng làm giảm đáng kể hiệu quả phòng bệnh. Mũi tiêm đầu tiên thực tế chỉ có tác dụng hình thành lượng kháng thể cần thiết chứ chưa thể giữ chúng ở ại trong cơ thể đủ lâu. Chính vì thế, nếu không tiêm mũi 2 và mũi 3 thì lượng kháng thể này sẽ bị đào thải khỏi cơ thể sau tối đa là 4 tuần và hiệu quả phòng bệnh chỉ còn chưa tới 50%.
Như vậy, tiêm phòng viêm não Nhật Bản đúng lịch, đủ số mũi tiêm là vô cùng cần thiết để có thể giúp cơ thể có được tấm "áo giáp" chắc chắn nhất đối mặt với căn bệnh nguy hiểm này.
Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi virus viêm não Nhật Bản gây ra, đường truyền từ người qua người thông qua trung gian là muỗi Culex. Tại Việt Nam và các nước có khí hậu tương tự, viêm não Nhật Bản thường lên đến đỉnh điểm về số ca mắc vào thời điểm từ tháng 4 - tháng 10 hàng năm do sự phát triển của vật chủ trung gian.
Bệnh có thể gây ảnh hưởng đến hầu hết các lứa tuổi và thường hay gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Theo thống kê cho thấy, viêm não Nhật Bản đứng đầu trong danh sách những bệnh viêm não do virus tại Châu Á. Tỷ lệ tử vong trong 7 ngày đầu mắc bệnh là khoảng 30%, số người sống sót lại dễ gặp phải nhiều di chứng liên quan đến vận động và trí tuệ.
Những dấu hiệu của viêm não Nhật Bản có thể bao gồm: sốt cao, nôn, suy hô hấp, co giật, hôn mê sâu. Trong trường hợp không được xử lý kịp thời, bệnh có thể gây tử vong nhanh chóng hoặc để lại những biến chứng như: bại liệt, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn thần kinh, thiểu năng tri tuệ,...
Tính đến thời điểm hiện tại (khoảng hơn 60 năm sau khi phát hiện bệnh), giới y học vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả viêm não Nhật Bản. Tất cả những loại thuốc và phương pháp điều trị hiện nay chỉ mang tính chất làm giảm triệu chứng và hỗ trợ nâng cao sức khỏe thể chất cho người bệnh. Chính vì thế, biện pháp được khuyến cáo toàn dân là tiêm phòng viêm não Nhật Bản.
Như đã nói ở trên, tiêm vaccine là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa cũng như giảm thiểu tối đa nguy cơ biến chứng của bệnh viêm não Nhật Bản. Tiêm phòng vaccine đúng lịch và đầy đủ số mũi có thể giúp phòng bệnh một cách hiệu quả nhất.
Việc tiêm phòng viêm não Nhật Bản quá sớm hoặc quá muộn so với lịch được yêu cầu có thể làm giảm hiệu quả của vaccine. Theo nghiên cứu chuyên khoa, vaccine phòng viêm não Nhật Bản sẽ giảm dần hiệu quả theo thời gian, vì thế nếu không tiêm phòng đúng lịch có thể làm suy giảm sức đề kháng chống lại bệnh viêm não Nhật Bản. Virus sau khi đi vào cơ thể, có thể sẽ chỉ bị tiêu diệt một phần nhỏ do cơ thể không đủ kháng thể, phần virus còn lại sẽ nhanh chóng bám vào thành tế bào và gây bệnh.
Tiêm phòng viêm não Nhật Bản không đủ số mũi theo khuyến cáo của Bộ Y tế cũng làm giảm đáng kể hiệu quả phòng bệnh. Mũi tiêm đầu tiên thực tế chỉ có tác dụng hình thành lượng kháng thể cần thiết chứ chưa thể giữ chúng ở ại trong cơ thể đủ lâu. Chính vì thế, nếu không tiêm mũi 2 và mũi 3 thì lượng kháng thể này sẽ bị đào thải khỏi cơ thể sau tối đa là 4 tuần và hiệu quả phòng bệnh chỉ còn chưa tới 50%.
Như vậy, tiêm phòng viêm não Nhật Bản đúng lịch, đủ số mũi tiêm là vô cùng cần thiết để có thể giúp cơ thể có được tấm "áo giáp" chắc chắn nhất đối mặt với căn bệnh nguy hiểm này.
Nhiều người thắc mắc không biết tiêm phòng viêm não Nhật Bản mấy mũi để có được hiệu quả cao nhất. Các chuyên gia cho biết nếu chỉ tiêm 1 mũi vaccine phòng bệnh thì hiệu quả có thể chưa tới 50%, con số này tăng lên là 80% cho việc tiêm xong mũi thứ 2 và đạt tới 95% hiệu quả phòng bệnh trong 3 năm nếu tiêm đầy đủ 3 mũi. Thực tế thì hiệu quả vaccine phòng viêm não Nhật Bản có thể giảm dần theo thời gian nên tiêm nhắc lại là vô cùng quan trọng.
Dưới đây là lịch tiêm phòng viêm não Nhật Bản theo từng loại vaccine.
Vaccine Jevax được sử dụng cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn với lịch tiêm gồm 3 mũi như sau:
Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên. Các chuyên gia khuyến cáo nên cho trẻ tiêm càng sớm càng tốt, nghĩa là thời điểm tốt nhất là khi trẻ được 1 tuổi.
Mũi 2: Được thực hiện vào khoảng 1 - 2 tuần sau khi tiêm mũi 1. Thời điểm này bổ sung vaccine để giúp hệ miễn dịch của bé tăng cường kháng thể bảo vệ nhanh chóng khỏi virus gây bệnh.
Mũi 3: Sau mũi 2 tối thiểu 12 tháng.
Để đạt hiệu quả phòng bệnh lâu dài, các chuyên gia khuyến cáo nên tiêm nhắc lại mỗi 3 năm 1 lần hoặc tiêm phòng trước đỉnh dịch.
Khác với vaccine Jevax, vaccine Imojev có thể sử dụng cho trẻ từ 9 tháng tuổi và chỉ cần tiêm 2 mũi cơ bản với lịch tiêm như sau:
Đối với những người trên 18 tuổi thì chỉ cần tiêm phòng viêm não Nhật Bản 1 mũi duy nhất.
Đăng ký tiêm phòng viêm não Nhật Bản TẠI ĐÂY
Tiêm phòng vaccine Jevax rồi có được chuyển sang vaccine Imojev không?
Nếu trẻ đã tiêm vaccine Jevax trước đó thì hoàn toàn có thể đổi sang tiêm vaccine Imojev vào những liều tiếp theo
Nếu trẻ mới chỉ tiêm 1 mũi Jevax trước đó thì sẽ được tiêm thêm 2 mũi Imojev để đảm bảo cung cấp đủ điều kiện để kháng thể có thể phát triển. Mũi tiêm imojev đàu tiên cách mũi Javex ít nhất là 2 tuần và mũi 2 Imojev cách mũi đầu ít nhất 1 năm.
Nếu trẻ đã tiêm 2 mũi Jevax trước đó thì chỉ cần tiêm mũi Imojev cách đó 1 năm thay cho mũi Jevax thứ 3.
Trẻ đã tiêm 3 mũi Jevax: Chỉ cần tiêm 1 mũi Imojev là mũi nhắc lại cách mũi cuối ít nhất 3 năm.
Lưu ý: Chỉ có thể chuyển từ vaccine Jevax sang vaccine Imojev chứ không thể làm ngược lại vì có thể gây phản ứng ngược. Đặc biệt với những người đã tiêm phòng viêm não Nhật Bản bằng vaccine Imojev thì không được tiêm nhắc lại vaccine Jevax.