TESOL (Teaching English to Speakers of Other Languages) là chứng chỉ quốc tế về phương pháp giảng dạy tiếng Anh dành cho giáo viên giảng dạy Anh ngữ tại những quốc gia sử dụng tiếng Anh như một ngoại ngữ.
TESOL (Teaching English to Speakers of Other Languages) là chứng chỉ quốc tế về phương pháp giảng dạy tiếng Anh dành cho giáo viên giảng dạy Anh ngữ tại những quốc gia sử dụng tiếng Anh như một ngoại ngữ.
✓ Đại học Brighton (bậc Thạc sĩ)
✓ Đại học Anglia Ruskin (bậc Cử nhân, Thạc sĩ)
✓ Đại học UCLAN (bậc Cử nhân, Thạc sĩ)
✓ Đại học Leicester (bậc Thạc sĩ)
Đăng ký nhận tư vấn du học MIỄN PHÍ >> <<
Hoặc liên hệ với du học CHD ngay hôm nay để có được lộ trình du học nhanh nhất:
Công Ty Tư Vấn Du Học Và Đào Tạo CHD
VP Hà Nội: 217 Nguyễn Ngọc Nại, Quận Thanh Xuân
Hotline: 0975.576.951 – 0913.839.516
Tel: (024)6.2857.931 —————————————————————— VP Hồ Chí Minh: 2/79 Phan Thúc Duyện, phường 4, quận Tân Bình
Hotline: 0913.134.293 – 0973.560.696
VP Quảng Bình: 46A Ngô Quyền, Phường Đồng Phú, Thành phố Đồng Hới
Hotline: 0326.918.895 – 0859.136.934
Facebook: facebook.com/TuVanDuHoc.CHD/
Môi trường học tập thuận lợi: những kiến thức chuyên ngành khi học TESOL rất hữu ích khi được học tập tại Anh quốc - quê hương của tiếng Anh. Cũng vì lí do đó mà các trường đại học tại Anh thường là môi trường đa văn hóa được nhiều sinh viên quốc tế lựa chọn.
Cơ hội việc làm cao: Với chứng chỉ TESOL bạn có thể tới việc làm ở bất kỳ đâu trên thế giới nếu họ có nhu cầu tiếng Anh. Giảng dạy ngoại ngữ, đặc biệt là TESOL, là một ngành công nghiệp lớn mạnh toàn cầu có thể cung cấp cơ hội việc làm cùng với trải nghiệm du lịch tuyệt vời. Ở bất kỳ ngành nghề nào, người sử dụng lao động cũng sẽ đánh giá cao kỹ năng phân tích và chuyên môn xuyên văn hoá của một sinh viên tốt nghiệp bằng TESOL.
✓ Thông thường chương trình TESOL được đào tạo tại bậc Thạc sĩ, một số ít trường có đào tạo bậc Cử nhân.
✓ Mặc dù nội dung giảng dạy không giống nhau giữa các trường, tuy nhiên hầu hết sẽ yêu cầu bạn theo học các nội dung sau trong chương trình của mình:
♦ Cơ sở lý thuyết về TESOL: Phần này sẽ giúp bạn nắm được kiến thức tổng quát về giảng dạy TESOL. Bạn có thể sẽ được tiếp cận với nguồn kiến thức về lĩnh vực này cũng như quan sát hoặc phỏng vấn một giáo viên, lớp học hoặc một học viên ESL.
♦ Lý thuyết giảng dạy: Phần này tập trung vào việc truyền đạt các lý thuyết, cách thức giảng dạy khác nhau cũng như ưu, nhược điểm của từng phương pháp.
♦ Khả năng tiếp nhận ngôn ngữ: Phần này giải thích các phương pháp sử dụng để học ngoại ngữ và chiến thuật để hỗ trợ quá trình học này.
♦ Cấu trúc tiếng Anh/ Ngữ pháp tiếng Anh: Ở một số trường, nội dung này được lồng ghép vào lớp học tiếp nhận ngôn ngữ thứ hai ở trên. Đây là nội dung quan trọng với các giáo viên tương lai bởi trong quá trình dạy học, các học viên sẽ có nhiều câu hỏi về ngữ pháp, và vì đây không phải là tiếng mẹ đẻ của mình nên sẽ rất khó để giải thích cho họ hiểu.
♦ Đánh giá học viên: Phần này chỉ ra cách đánh giá các học viên thông qua chương trình ESL/EFL. Nó cũng giải thích tại sao các bài kiểm tra là cần thiết trong các lớp học.
♦ Ngôn ngữ và văn hoá: Các giảng viên ESL tương lai sẽ được học cách tiếp cận một lớp học “đa văn hoá” thông qua các nội dung về nền giáo dục hoặc chính trị của từng quốc gia và vùng lãnh thổ. Nó cũng chỉ ra cách học viên được dạy tại quê nhà, qua đó giúp bạn tìm ra những điểm khác biệt so với nơi mà bạn đang giảng dạy.
♦ Thiết kế chương trình học: Với học phần này, sinh viên tập trung vào việc thiết kế một chương trình học của riêng mình cũng như các mục tiêu (ngắn hạn và dài hạn), tiêu chí đánh giá, nguồn tài liệu, các câu đố và các bài kiểm tra.
♦ Phương pháp nghiên cứu: Học phần này cung cấp các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, giới hạn nghiên cứu, cách sử dụng dữ liệu và công bố hay sử dụng kết quả nghiên cứu cho các nghiên cứu sau này.
✓ Bên cạnh đó, sinh viên phải thực hiện một số bài thực hành để hoàn tất khóa học của mình:
♦ Thực tập: Sinh viên được yêu cầu giảng dạy một lớp ESL trong một khoản thời gian. Họ sẽ chịu trách nhiệm về giáo án, chấm điểm và tham khảo cố vấn về các vấn đề phát sinh cũng như thành công đạt được trong quá trình giảng dạy.
♦ Portfolio: Xuyên suốt khoá học, sinh viên phải xây dựng portfolio của mình, bao gồm kế hoạch giảng dạy, triết lý giảng dạy, các bài giảng đã thiết kế và các dự án nghiên cứu đã thực hiện trong lớp.
♦ Luận văn: Luận văn là một bài nghiên cứu mở rộng về một vấn đề mà sinh viên quan tâm. Với các sinh viên mong muốn học lên tiến sĩ hoặc làm việc tại trường đại học, bài luận văn sẽ đóng vai trò là “điểm cộng” trong mắt ban tuyển sinh.
✓ IELTS 6.5 (không kĩ năng nào dưới 6.0)
✓ Hoàn thành chương trình Dự bị Đại học
✓ IELTS 6.5 (không kĩ năng nào dưới 6.0)
✓ Đã tốt nghiệp Đại học với điểm trung bình trên 7.0
✓ Một số trường yêu cầu phải có tối thiểu 2 năm kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh.