Hình thức đào tạo: Chính quy - 4.0 năm
Hình thức đào tạo: Chính quy - 4.0 năm
Trường Đại học Tôn Đức Thắng đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường - Chuyên ngành Cấp thoát nước và môi trường nước (Mã ngành: 7510406) ngoài trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về thành phần, tính chất hóa lý và sinh học của nguồn nước và nước thải; Các nội dung liên quan đến công tác bảo vệ nguồn tài nguyên nước, sinh viên còn được trang bị các kỹ năng chuyên ngành về tính toán thiết kế các công trình thủy lực, hệ thống xử lý nước cấp, nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp; Kỹ năng tính toán thiết kế, quản lý mạng lưới cấp thoát nước bên trong và ngoài công trình; kKỹ năng vận hành, bảo dưỡng và tự động hoá các công trình cấp thoát nước. Ngoài ra, sinh viên còn được trang bị kỹ năng sử dụng các phần mềm chuyên nghiệp để thiết kế các mô hình cấp thoát nước ứng dụng trực tiếp vào thực tiễn. Kỹ sư Công nghệ kỹ thuật môi trường - Chuyên ngành Cấp thoát nước và môi trường nước có đầy đủ năng lực để tự tin ứng tuyển vào nghiên cứu và làm việc ở các công ty cấp thoát nước và môi trường đô thị; công ty tư vấn, thiết kế, thi công xây dựng, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vật tư thiết bị chuyên ngành cấp thoát nước, trung tâm nước sạch và vệ sinh nông thôn, viện nghiên cứu cấp thoát nước và môi trường, …
Kỹ thuật Môi trường là một ngành có sự kết hợp đồng bộ cả hai yếu tố nghiên cứu và kỹ thuật. Học ngành này sinh viên sẽ được nắm vững các kiến thức chuyên môn bao gồm: công nghệ xử lý nước thải, xử lý khí thải, xử lý chất thải rắn thông qua các biện pháp sinh - lý - hoá học.
Nếu đây là ngành học bạn đang quan tâm thì hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này của Hướng nghiệp GPO nhé!
1. Giới thiệu chung về ngành Kỹ thuật môi trường
Ngành Kỹ thuật môi trường (Mã ngành: 7520320) là ngành học về các kỹ thuật và công nghệ nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm, thu hồi, tái chế, tái sử dụng và xử lý chất thải thông qua các biện pháp sinh - lý - hóa học. Cùng những giải pháp, phương pháp quản lý góp phần bảo vệ môi trường sống và sự phát triển bền vững của xã hội.
Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật môi trường trang bị các kiến thức, kỹ năng thực hành về công nghệ môi trường, công cụ quản lý môi trường, phương pháp đánh giá các tác động môi trường, kỹ thuật tái chế và biện pháp xử lý các nguồn tài nguyên đang bị ô nhiễm. Đồng thời, ngành học này còn rèn luyện cho sinh viên những kỹ năng thực hành nghề nghiệp cần thiết như: Khả năng thiết kế, thi công, bảo trì, vận hành công trình xử lý nước cấp, nước thải, khí thải, chất thải rắn, khả năng dự báo, phát hiện những vấn đề môi trường đã và đang xảy ra.
Ngoài ra, ngành Kỹ thuật môi trường còn cung cấp kiến thức chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với với những công việc khác nhau trong lĩnh vực kỹ thuật môi trường như: Thiết kế, vận hành hệ thống xử lý chất thải, kỹ thuật và pháp lý để xây dựng các giải pháp bảo vệ môi trường của từng lĩnh vực kinh tế xã hội, xử lý chất thải, mô hình hóa, quy hoạch môi trường.
2. Các trường đào tạo ngành Kỹ thuật môi trường
3. Các khối ngành xét tuyển ngành Kỹ thuật môi trường
4. Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật môi trường
5. Cơ hội nghề nghiệp ngành Kỹ thuật môi trường
Sinh viên ngành Kỹ thuật môi trường có nhiều cơ hội việc làm tại các công ty tư vấn thiết kế trong nước và quốc tế về cấp thoát nước, xử lý nước, nước thải, công ty thương mại về thiết bị kiểm soát ô nhiễm môi trường, các Trung tâm, Viện nghiên cứu... Các vị trí việc làm tiêu biểu gồm:
Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng các bạn đã có thông tin về ngành Kỹ thuật môi trường. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO làm bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland nhé.
Ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường là gì? Học ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường ra trường làm gì?
Ngành Khoa học môi trường là gì? Học ngành Khoa học môi trường ra trường làm gì?
Ngành Quản lý tài nguyên và môi trường là gì? Học ngành Quản lý tài nguyên và môi trường ra làm gì?
– Tổ chức đào tạo theo phương thức chính quy tập trung toàn thời gian cho sinh viên hệ chính quy.
– Phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Sinh viên phải hoàn thành khối lượng kiến thức bằng các loại học phần:
1) Học phần bắt buộc: là học phần bắt buộc mọi sinh viên phải học và tích lũy (đạt được) theo ngành hoặc chuyên ngành mình đã chọn.
2) Học phần tự chọn: là học phần sinh viên có quyền lựa chọn trong chương trình tùy theo nguyện vọng.
3) Học phần chung (Giáo dục Quốc phòng, Giáo dục Thể chất, Chính trị – Xã hội,…) là các học phầnđược giảng dạy và học tập chung cho các ngành theo quy định của Bộ GD&ĐT và hướng dẫn của ĐHQG-HCM.
Để hoàn tất Chương trình, vào đầu học kỳ cuối khoá học, Khoa sẽ xét để sinh viên thực hiện một trong 2 hình thức sau:
1) Làm khoá luận (được tính tương đương với 10 tín chỉ)
Chỉ tiêu sinh viên được chọn làm khoá luận do khoa quy định dựa trên khả năng về cơ sở vật chất và lực lượng cán bộ hướng dẫn của các bộ môn. Cơ sở để xét chọn sinh viên làm khoá luận tốt nghiệp là dựa vào điểm trung bình tích lũy từ cao đến thấp.
2) Làm tiểu luận chuyên ngành (6 tín chỉ) và thi môn cơ sở ngành (4 tín chỉ) là phần kiến thức được tổng hợp từ một số học phần bắt buộc của chuyên ngành.
Sinh viên chỉ được bảo vệ khoá luận, tiểu luận và thi môn cơ sở ngành khi đã hoàn thành các học phần của chương trình giáo dục theo ngành học của mình.
Tổ hợp môn: A00: 22.0 A01: 22.0 B00: 22.0 D07: 22.0
- Đăng ký xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT 2023 theo quy định và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.
- Đối với tổ hợp xét tuyển có môn Tiếng Anh, Tiếng Trung Quốc, trường chỉ sử dụng kết quả điểm thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 không sử dụng kết quả miễn thi môn ngoại ngữ.
- Điểm chuẩn trung bình năm 2023 là 22.0 điểm.
- Xét tuyển theo kết quả quá trình học tập bậc THPT:
+ Kết quả học tập 5 HK (trừ HK2 lớp 12) đối với học sinh đang học tại các trường THPT là đối tác với TDTU.
+ Kết quả học tập 6 HK dành cho học sinh đang học tại các trường THPT không ký kết hợp tác với trường.
+ Điểm xét tuyển học bạ THPT Đợt 2 năm 2023 là 26.0.
- Xét tuyển theo kết quả điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM năm 2023.
- Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển cho các đối tượng theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT.
- Ưu tiên xét tuyển theo quy định của Trường dành cho các đối tượng thí sinh sau:
+ Học sinh lớp 12, tốt nghiệp THPT năm 2023 và có Thư giới thiệu của Hiệu trưởng các trường THPT có ký kết hợp tác với Trường.
+ Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương IELTS ≥ 5.0 còn thời hạn xét vào chương trình ĐH bằng tiếng Anh, liên kết đào tạo quốc tế.
+ Thí sinh tốt nghiệp THPT tại nước ngoài hoặc thí sinh học chương trình quốc tế tại các trường quốc tế ở Việt Nam; thí sinh có chứng chỉ SAT (≥ 1440/2400 hoặc ≥ 960/1600), A-Level (điểm mỗi môn thi theo 3 môn trong tổ hợp ≥ C(E-A*)), IB (≥ 24/42), ACT (≥ 21/36) ưu tiên xét tuyển vào chương trình ĐH bằng tiếng Anh, liên kết đào tạo quốc tế.
+ Học sinh trường Quốc tế Việt Nam – Phần Lan (VFIS) trực thuộc Trường Đại học Tôn Đức Thắng.